Camera IP là loại camera quan sát có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong, sau đó truyền tải tín hiệu ảnh số qua một kết nối internet về máy vi tính, cũng có thể là một thiết bị lưu trữ tín hiệu số như: Hệ thống NAS, hệ thống server hoặc đầu ghi hình IP…. Camera IP được sử dụng giao thức internet mỗi sản phẩm IP này được xây dựng như một hệ thống xử lý độc lập do có bộ vi xử lý được tích hợp bên trong
Đây là loại camera quan sát hiện đại phổ biến nhất hiện nay, sử dụng giao thức Internet để truyền hình ảnh.
IP là từ viết tắt của cụm Interet Protocol, tức giao thức Internet. Trong hệ thống mạng Internet, IP mang ý nghĩa là một địa chỉ. Tương tự, mỗi camera IP sẽ luôn luôn sở hữu riêng một địa chỉ IP mạng.
Camera IP là loại camera quan sát có hình ảnh được số hóa, xử lý và mã hóa từ bên trong. (Ảnh: Internet)
Camera IP – hệ thống xử lý độc lập
Camera IP sử dụng giao thức Internet và tích hợp bộ vi xử lý bên trong. Mỗi camera IP được xây dựng như một hệ thống xử lý độc lập. Camera IP truyền tải hình ảnh quan sát được thông qua máy tính, máy tính bảng, điện thoại thông minh, … Mà không nhất thiết phải cần đến đầu ghi hình camera IP – thiết bị trung chuyển.
Điểm vượt trội của loại camera IP là có thể hoạt động trong môi trường mạng có dây hoặc không dây (Camera IP Wifi). Camera IP có thể quan sát cả ngày đêm đồng thời từ mạng LAN. Hoặc bất kỳ nơi đâu chỉ cần đảm bảo điều kiện có kết nối Internet.
Mẫu camera IP Wifi HD không dây. (Ảnh: thegioihangcongnghe.com)
Giao diện Web được tích hợp sẵn trong camera IP
Các Web Server được tích hợp sẵn bên trong mỗi camera IP. Cùng với đó là các mức bảo mật khác nhau giúp các thiết bị này có thể thiết lập cấu hình từ xa thông qua giao diện Web.
Thông thường, camera IP được tích hợp sẵn một giao diện Web giúp người dùng có thể truy cập và quản lý trên duy nhất địa chỉ IP xác định thông qua mạng WAN, LAN hoặc Internet. Người dùng có thể xem hình ảnh thu nhận thông qua camera mà không cần phải nhờ tới đầu thu.
2 loại cảm biến của camera IP là CMOS, CCD. Camera IP có hình dáng gần giống dòng camera analog truyền thống. Như camera PTZ (Pan Tilt Zoom), camera mái vòm (dome), camera hồng ngoại, … Chất lượng hình ảnh của camera IP có thể đo được bằng thông số TVL (Xem thêm về thông số TVL: tại đây)
Khác với Camera analog, Camera IP thông thường được tích hợp sẵn một giao diện web để có thể truy cập và quản lý dựa trên 1 địa chỉ IP xác định thông qua mạng WAN, LAN hoặc Internet. Do vậy bạn hoàn toàn có thể xem camera không cần đầu thu.
Các chức năng chính của camera IP
Camera IP có 5 chức năng chính đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người dùng hiện nay
Chức năng ghi hình: Sử dụng 2 loại cảm biến ảnh CCD, CMOS cùng độ phân giải lớn (lên đến 20 megapixles).
Chức năng lưu trữ: Dữ liệu được lưu trữ vào bộ nhớ, không cần dùng ổ cứng.
Chức năng phát lại: Người dùng có thể xem lại dữ liệu đã ghi trên máy tính, smartphone.
Chức năng hiển thị đa hình: Có thể xem được nhiều hình ảnh cùng lúc.
Chức năng điều khiển: Cho phép người dùng điều khiển các chức năng của camera IP thông qua smartphone hay máy tính.
Ưu, nhược điểm của camera IP
Cũng như camera analog truyền thống, camera IP sở hữu nhiều ưu và nhược điểm nhất định.
Ưu điểm của camera IP
- Camera IP cho phép người dùng giao tiếp 2 chiều.
- Chất lượng hình ảnh rõ nét.
- Tính linh hoạt cao. Di chuyển bất kỳ nơi nào trong mạng IP.
- Với công nghệ kĩ thuật số, hình ảnh được truyền tải thông qua camera IP được đánh giá là tốt hơn so với chuẩn CIF, PAL, NTSC trên camera analog truyền thống.
- Camera IP an ninh cung cấp việc truyền dữ liệu thông qua mã hóa và xác thực các phương pháp. Như WEP, WPA, WPA2, TKIP, AES.
- Sử dụng camera IP thuận tiện trong truy cập từ xa. Bởi camera loại này có thể được theo dõi trong thời gian thực từ máy tính hoặc thiết bị di động bất kỳ chỉ cần có kết nối Internet.
- Với những camera chuyên dùng cho mục đích định hướng kinh doanh an ninh, camera IP được thiết kế để có thể làm việc với các mạng không dây.
- Camera IP hỗ trợ tương tác âm thanh 2 chiều giúp người dùng vừa có thể xem vừa trao đổi thông qua camera. Thẻ nhớ được tích hợp sẵn và sau này còn có thể lắp được sim camera 3G.
- Các sản phẩm camera IP hiện đại có thể làm việc với giao thức PoE (Power over Ethernet – cung cấp năng lượng Internet).
- Dễ lắp đặt thêm cũng như dễ di chuyển vị trí lắp đặt. Hoạt động với tín hiệu không dây nên cực kỳ thuận tiện cho việc sử dụng
Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, camera IP ngày càng trở nên phổ biến. (Ảnh: internert)
Nhược điểm của camera IP
Bên cạnh các ưu điểm thì camera IP còn tồn tại một số nhược điểm.
- Khả năng bị tấn công qua Internet là khá cao. Sự xâm nhập của các hacker dễ gây ra các vấn đề lớn, nguy hiểm.
- Chi phí của camera IP cao hơn so với camera thường. Bởi hạ tầng mạng đòi hỏi phải ổn định.
- Tiêu tốn nhiều băng thông hơn so với CCTV Camera.
- Lưu lượng mạng cũng đòi hỏi phải cao hơn.
Các thương hiệu sản xuất camera IP
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thương hiệu sản xuất camera IP với chất lượng và mẫu mã khác nhau có thể kể đến như:
+ Camera Vantech: Được phát triển trên công nghệ của Nhật Bản, linh kiện sản xuất tại Đài Loan, Lắp ráp tại Việt Nam, nên có thể nói Vantech được xuất xứ tại Đài Loan.
+ Camera Questek:Linh kiện sản xuất tại Đài Loan Questek nhập về và lắp ráp tại nước ta, để cho ra những sản phẩm mang tính cạnh tranh cao.
+ Camera Hikvision :Trụ sở chính đặt tại Hàng Châu, Trung Quốc, Hikvision vươn ra toàn cầu với 17 chi nhánh trên thế giới; 32 chi nhánh trên toàn Trung Quốc và một trung tâm bảo hành tại Hồng Kông
+ Camera Cable5a: Thương hiệu Mỹ Hợp tác với Đài Loan .Là Hàng NHập Khẩu nguyên chiếc từ Đài Loan.
Ngoài ra còn rất nhiều thương hiệu sản xuất camera quan sát khác như:camera avtech, camera dahua, camera global.
Camera IP thích hợp cho nhiều nhu cầu. Từ lắp đặt ở các hộ gia đình đến doanh nghiệp, các văn phòng, quán ăn, nhà hàng, khách sạn, … Đáp ứng nhu cầu quan sát từ xa, camera IP chính là lựa chọn phù hợp xu hướng hiện đại.
(Tổng hợp)
The post Camera IP là gì? Ưu và nhược điểm của Camera IP appeared first on Nhà Đẹp Số.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét